Theo Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam, hiện Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm giày dép tới khoảng 100 nước trên thế giới; trong đó 72 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 1 triệu USD.

Thị trường lớn nhất là Mỹ.

Việt Nam hiện nằm trong top 4 nước sản xuất giày dép lớn nhất thế giới, là nước xuất khẩu lớn thứ 3 (chỉ sau Trung Quốc và Italia) trên thế giới về trị giá, chiếm khoảng 10% thị phần trên thế giới; đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc về thị phần tại cả 3 thị trường xuất khẩu lớn nhất hiện nay gồm: Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản.

Sản phẩm của ngành da giầy Việt Nam đã có mặt ở 45 nước, chủ yếu là Mỹ (đạt kim ngạch xuất khẩu 3,3 tỷ USD năm 2014, tăng 26,9% so với năm trước. Dự báo thị phần giày dép của Việt Nam tại Mỹ sẽ tăng lên 12% vào năm 2018.

Thị trường EU đứng thứ hai đạt 1,76 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 31,15% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam; tiếp đến là Trung Quốc đạt 418,4 triệu USD, tăng 31,1% và chiếm tỷ trọng 7,4%; Nhật Bản đạt 284,4 triệu USD, tăng 4,4% và chiếm 5%; Hàn Quốc đạt 158,3 triệu USD, tăng 15,5% so cùng kỳ 2016 và chiếm 2,8%. Tổng cộng năm thị trường trên chiếm 83,3% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam.

Về túi xách, valy, cặp các loại, tính đến hết tháng 5/2017, Mỹ cũng đứng đầu thị trường xuất khẩu, đạt hơn 555 triệu USD, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 41,1% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách các loại của Việt Nam. Tiếp theo là thị trường EU đạt gần 365 triệu USD, tăng 8,2% và chiếm tỷ trọng 27%; Nhật Bản đạt 146,5 triệu USD tăng 1,7% và chiếm 10,9%; Trung Quốc đạt 57,6 triệu USD, giảm 6,8% và chiếm 4,3%; Hàn Quốc đạt 52,8 triệu USD giảm 0,4% và chiếm 3,9%. Tổng cộng 5 thị trường trên chiếm 87,2% tổng kim ngạch xuất khẩu túi xách, cặp của Việt Nam.

Theo dự báo của các chuyên gia, kinh tế thế giới năm 2017 sẽ tốt hơn năm 2016 và Trung Quốc tiếp tục chủ trương giảm ưu đãi đầu tư trong các lĩnh vực dệt may và da giày để tập trung cho các ngành công nghệ cao, nên các đơn hàng gia công giày dép, túi xách sẽ tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ Trung Quốc sang Việt Nam. Dự báo năm 2017, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày có thể đạt 17,8 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2016.

Để đạt mục tiêu trên Hiệp hội Da- Giày- Túi xách Việt Nam khuyến cáo các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm da giày theo hướng khai thác lợi thế và tiềm năng mở cửa thị trường tại các nước tham gia FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Với kinh nghiệm và thành công qua 20 năm hình thành và phát triển, với đội ngũ trên 550 doanh nghiệp, 700 ngàn lao động, 75% là lao động nữ, ngành da giày đang chờ đợi một nghị định về phát triển công nghiệp hỗ trợ, với những khuyến khích cần thiết về thuế (thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng), hạ tầng cơ sở, tín dụng nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này, trong đó đặc biệt hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển, hướng tới mục tiêu đến năm 2020 sẽ sản xuất khoảng 1,69 tỷ đôi giày dép, 311 triệu balô, túi xách, 63 triệu tấn da cứng… doanh thu Xuất khẩu của ngành sẽ đạt 24,5 tỷ USD.



Để lại bình luận